Kết quả tìm kiếm cho "Thơm ngon"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 2358
Trước đây, vùng Bảy Núi với vô số loài thảo dược thanh khiết mọc hoang dại trên núi cao. Giờ đây đã cạn kiệt dần nhưng có một vài người dân đã âm thầm gìn giữ, bảo tồn nguồn gen thuốc núi quý giá này.
Nhiều người vẫn thường có thói quen vắt chanh vào nước lá tía tô để uống, vậy uống nước lá tía tô với chanh có tác dụng gì?
Bắt nguồn từ nhu cầu bảo quản lượng lớn cá sau khi đánh bắt được, người xưa đã nghĩ ra cách làm mắm để dự trữ làm thực phẩm ăn lâu dài. Theo thời gian, món ăn dân dã đã trở thành món ăn đặc sản. Đặc biệt, tại phường Châu Đốc còn có khu chợ mắm cá hoạt động nhộn nhịp suốt mấy mươi năm qua.
Chè mè đen -món ngon giúp giữ dáng, đẹp da - thực ra rất dễ nấu tại nhà do nguyên liệu dễ kiếm và công thức không cầu kỳ.
Kết hợp tinh tế những nguyên liệu dân dã hòa quyện hương vị độc đáo, lẩu mắm từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc sâu nặng tình quê, mang đậm nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của người dân sông nước miền Tây nói chung, cũng như với An Giang.
An Giang không chỉ nổi tiếng với cảnh đẹp hữu tình, nền văn hóa đặc sắc, mà còn là nơi hội tụ nhiều loại trái cây rừng độc đáo. Ngoài những loại trái cây quen thuộc như: Trái trâm, trái trường (còn gọi là vải rừng), nơi đây còn có một loại trái rừng lạ vị, hấp dẫn cả người dân địa phương lẫn du khách, đó là trái gùi.
Với vẻ đẹp nguyên sơ cùng thiên nhiên xanh mát, Vườn quốc gia U Minh Thượng là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn nhiều du khách trong và ngoài nước.
Điểm chung của hầu hết những quán bún bò “đậm chất Huế” này là không bảng hiệu, ít nhân viên phục vụ, và thậm chí không có cả bảng giá, nhưng luôn đông dân bản địa và những du khách sành ăn.
Cá bông lau kho tộ là món ăn dân dã, đậm đà của người dân miền Tây, nồi cá kho có màu nâu cánh gián, mặn ngọt hài hòa xen lẫn vị cay của ớt rất đưa cơm.
Được xem là “nóc nhà miền Tây”, núi Cấm (xã Núi Cấm, tỉnh An Giang) vốn sở hữu khung cảnh hữu tình, khí hậu mát mẻ quanh năm. Nơi đây còn có những đặc sản ẩm thực độc đáo, trong đó cua núi, ốc núi được nhiều thực khách ưa thích.
Từ tháng 4 âm lịch, nông dân trồng cây ăn trái trên Phụng Hoàng Sơn (hay còn gọi là núi Cô Tô, xã Tri Tôn) và Ngọa Long Sơn (núi Dài, xã Ba Chúc) tất bật vào vụ thu hoạch.
Hơn 45 năm qua, cơ sở sản xuất tương hột và chao Thanh Hương của vợ chồng ông Lê Văn Thanh và bà Võ Thị Ngọc Ẩn ở xã Vĩnh Phong vẫn âm thầm giữ hương vị quê nhà giữa nhịp sống hiện đại.